Chọn khẩu trang như nào để phòng chống virus tốt

Khẩu trang N95 có thể lọc được bụi mịn nhưng liệu có tác dụng phòng ngừa virus corona hay không? Đeo khẩu trang như nào là đúng cách để có tác dụng phòng bệnh.

Khẩu trang lọc được bụi mịn nhưng không ngăn được virus

SCMP đưa tin, trước sự lây lan thần tốc của virus corona, người dân Singapore đổ xô đi mua loại khẩu trang N95 có khả năng lọc được cả bụi mịn để sử dụng.

Tờ báo này đưa tin, tại hiệu thuốc Guardian ở Junction 8 có bán 5 loại khẩu trang khác nhau nhưng loại N95 được bán chạy nhất. Trong khi loại khẩu trang y tế được rất ít người sử dụng.

Trả lời phỏng vấn The Strait Times, ông Leo Yee Sin – Giám đốc điều hành Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm cho hay, người dân không nên sử dụng khẩu trang N95 bởi nó không mang lại hiệu quả ngừa bệnh truyền nhiễm. Thực tế loại khẩu trang này chỉ có tác dụng tốt nhất là lọc bụi mịn.

Nên chọn loại khẩu trang nào để ngăn ngừa virus corona và hướng dẫn sử dụng đúng cách
Các cơ quan y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà

Tương tự, trong cuộc họp báo ngày 22/1, ông Koh Peng Keng, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore, cũng khuyến cáo: “Người dân nên đeo khẩu trang y tế và các loại có tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm tương tự. Việc sử dụng khẩu trang N95 không có hiệu quả ngăn ngừa virus này”.

Vậy thực tế, người dân nên chọn loại khẩu trang nào để có tác dụng ngăn chặn virus corona xâm nhập. Các chuyên gia của Singapore khuyến cáo người dân nên chọn loại khẩu trang 2-3 lớp, thường được các bác sĩ sử dụng khi phẫu thuật. Loại khẩu trang này có thể ngăn ngừa các hạt nước bọt chứa vi khuẩn văng khỏi miệng, mũi người đeo mỗi khi họ nói chuyện hay hắt hơi. Từ đó, làm giảm sự lây lan và tiếp xúc với mầm bệnh có trong dịch tết của người khác.

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo tương tự về lựa chọn loại khẩu trang phù hợp để ngăn ngừa virus gây bệnh. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết hiện tại toàn xã hội chỉ biết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng ngừa và ngăn chặn dịch viêm phổi cấp do virus corona.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, để tránh tiếp xúc với mầm bệnh hoặc khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh hoặc khu vực có tiếp xúc dịch tễ, người dân có thể sử dụng loại khẩu trang phẫu thuật 3 lớp được dùng trong phòng phẫu thuật. Các loại khẩu trang chuyên dụng như N95 và quần áo bảo hộ chỉ dùng cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

Nên chọn loại khẩu trang nào để ngăn ngừa virus corona và hướng dẫn sử dụng đúng cách

Khẩu trang y tế FFP2 (trái) và khẩu trang thông thường
Khẩu trang y tế FFP2 (trái) và khẩu trang thông thường

Theo Giáo sư Jean-Christophe Lucet, khẩu trang hữu ích nhất là loại bảo vệ đường hô hấp theo tiêu chuẩn FFP2 có trang bị bộ lọc. Nhất định phải là loại có bộ lọc, nếu không khẩu trang không bảo vệ được người sử dụng khỏi nhiễm virus. Khẩu trang y tế FFP2 khá đơn giản gồm nhiều lớp màng lọc giúp ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm tiếp xúc với màng nhầy, người bệnh thở qua bộ lọc chứ không phải ở hai bên khẩu trang

Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách

Tại Trung Quốc nói riêng và nhiều nước khác nói chung trong đó có Việt Nam đều đưa ra khuyến cáo với người dân nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Ngay cả khi đã chọn đúng loại khẩu trang nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. WHO đưa ra cảnh báo: “Trên thực tế sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm thay vì giảm bớt nguy cơ. Nếu phải sử dụng khẩu trang, cần phải được tập huấn cách sử dụng đúng thiết bị này”.


New York Times dẫn lời các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho hay, khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp ngăn sự phát tán bệnh, nếu được đeo đúng cách và dùng thường xuyên.

Nên chọn loại khẩu trang nào để ngăn ngừa virus corona và hướng dẫn sử dụng đúng cách

Về mặt khoa học, còn nhiều tranh cãi về công dụng phòng bệnh của các loại khẩu trang. Hầu hết các nghiên cứu chất lượng nhất đều khẳng định khẩu trang có tác dụng phòng bệnh hiệu quả trong môi trường y tế, tức là bảo vệ nhân viên y tế khỏi lây bệnh từ bệnh nhân.

Còn trong thực tế, khả năng phòng bệnh của khẩu trang phụ thuộc nhiều vào cách mà bạn sử dụng như thế nào. Tiến sĩ Julie Vaishampayan, chủ tịch hội đồng Sức Khỏe cộng đồng của Hội Bệnh Truyền nhiễm Mỹ lo ngại: “Khẩu trang không được thiết kế vừa khít vào khuôn mặt hay dán kín, vẫn sẽ có khoảng trống xung quanh miệng, do vậy “bạn có thể không lọc toàn bộ không khí hít vào”. Nhiều người thậm chí có thói quen thò tay dưới khẩu trang để gãi mặt hay xoa mũi hay mỗi khi nghe điện thoại lại tháo khẩu trang ra… càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Chia sẻ với Huffington Post, nhà nghiên cứu Sandrine Belouzard làm việc tại Trung tâm Nhiễm trùng và miễn dịch Lille (Pháp) cho rằng khẩu trang không có khả năng bảo vệ lây nhiễm và phòng bệnh hiệu quả tuyệt đối 100% nhưng việc sử dụng chúng là rất cần thiết.

Trái lại, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm ở Trung tâm An ninh Sức khỏe của Đại học John Hopkins, nói với New York Times rằng, khẩu trang vẫn sẽ chặn được hầu hết các hạt dạng lỏng nhỏ từ đường hô hấp của người khác khi họ hắt hơi và ho và ngăn không cho chúng đi vào miệng người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) cho hay, người dân cần mang khẩu trang vừa vặn, có thể che kín được cả miệng và mũi. Không nên đeo khẩu trang chỉ để che miệng hoặc che mũi rồi thỉnh thoảng kéo xuống cằm để cười nói sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả phòng bệnh.

Nhận tư vấn


    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn