Các loại giấy in mã vạch trên thị trường – Mua giấy in mã vạch ở đâu giá rẻ

Các loại giấy in mã vạch trên thị trường – Mua giấy in mã vạch ở đâu giá rẻ. Giấy in mã vạch còn được gọi dưới nhiều loại tên khác nhau như: giấy in tem nhãn, decal in mã vạch, giấy in tem mã vạch,..
Các loại giấy in mã vạch trên thị trường - Mua giấy in mã vạch ở đâu giá rẻ
Các loại giấy in mã vạch trên thị trường – Mua giấy in mã vạch ở đâu giá rẻ

1. Giấy in mã vạch là gì?

Giấy in mã vạch là giấy được sử dụng để in thông tin và mã vạch của sản phẩm nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý và kiểm kê hàng hóa cho các cửa hàng, hoặc doanh nghiệp. Giấy in mã vạch còn được gọi dưới nhiều loại tên khác nhau như: giấy in tem nhãn, decal in mã vạch, giấy in tem mã vạch,..
Có hai dạng giấy in tem nhãn đó là dạng cuộn và dạng tờ, mỗi loại này sẽ có kích thước và đặc điểm riêng:
Giấy cuộn in mã vạch: Đây là giấy in tem mã vạch được sử dụng phổ biến, phù hợp với nhiều loại máy in tem mã vạch dùng để quản lý thông tin hàng hóa, giúp dễ tra cứu thông tin sản phẩm
Giấy in mã vạch dạng tờ: Giấy in mã vạch dạng tờ được gọi là giấy decal dạng tờ có khổ giấy A4 hoặc A5. Loại giấy A4 nguyên tấm thường để người mua có thể tự cắt tem với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

2. Các loại giấy in tem mã vạch nào trên thị trường hiện nay

Giấy cuộn in mã vạch được sử dụng phổ biến hơn và phù hợp hơn đối với các máy in mã vạch.
Giấy cuộn in mã vạch 1 tem: Giấy in mã vạch 1 tem thường để sử dụng in mã vạch cho các shop bán lẻ có kích thước phổ biến.
  • Khổ giấy 40 x 30mm và 58 x 40mm (đối với loại giấy decal cảm nhiệt)
  • Khổ giấy hơn 100mm (đối với loại giấy decal truyền nhiệt), loại giấy này thường được sử dụng để in tem vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của cửa hàng và dán trên các thùng carton. Với kích thước này sẽ in được đầy đủ thông tin xuất xứ, chỉ dẫn, số lượng,…của hàng hóa bên trong thùng.
Giấy in mã vạch 2 tem: Giấy decal in mã vạch 2 tem có cả hai loại tem chuyển nhiệt và tem cảm nhiệt, với những kích thước tem phổ biến như:
35 x 22mm, 46 x 34mm, 50 x 30mm với khổ giấy 75mm, 105mm, 110mm và chiều dài cuộn giấy là 30m, 50m và 100m
Đây là loại tem được dùng nhiều ở các cửa hàng kinh doanh bán lẻ các sản phẩm như: quần áo, thời trang,…
Giấy decal in mã vạch 3 tem: Giấy in mã vạch 3 tem thường có những kích thước như sau:
35 x 22mm, khổ giấy 110,, với độ dài cuộn là 50m (~ 6000 tem), độ dài 100m (~12.000 tem) và độ dài 150m (~18.000 tem)
Loại giấy in tem nhãn này phù hợp với những cửa hàng như siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, shop thời trang, hiệu sách,…
Giấy in tem mã vạch 4 tem: Giấy in tem mã vạch 1 hàng 4 tem bằng giấy thường hay được sử dụng trong y tế, được các phòng khám, bệnh viện sử dụng. Loại giấy này thường không được sử dụng ở các cửa hàng bán lẻ vì tính thẩm mỹ không cao.
Loại giấy được làm theo chất liệu nhựa PVC hay xi bạc sẽ có độ bền tốt hơn và tính ứng dụng cao hơn so với loại giấy thường, kích thước giấy cuộn in mã vạch này gồm có:
25 x 15 mm, khổ giấy 110mm, dài 50m
25 x 15 mm, khổ giấy 105mm, dài 50m

Cách lựa chọn giấy in mã vạch phù hợp nhu cầu

1, Giấy in mã vạch khi in tem nhãn ra được dán trên sản phẩm nào.
Nếu như bạn sử dụng tem nhãn để dán lên thùng carton hay làm nhãn vận chuyển thì nên sử dụng loại giấy decal bình thường, đây là loại giấy decal dùng tay có thể xé rách một cách dễ dàng, giá thành tương đối tốt. Đây là những loại giấy decal có một mặt láng, bóng, sáng tương đối, in đẹp, có đầy đủ giấy chứng nhận MSDS, CO – CQ, ROSH, thương hiệu nổi tiếng của Fasson thuộc tập đoàn Avery Dennison như giấy AW0339, AW0331, giấy UPM của Phần Lan. Những loại này sử dụng phổ biến nhiều, bề mặt giấy tương đối dày, chất lượng keo bám tốt, giấy in mã vạch, giấy in tem mã vạch.
Ngoài ra bạn muốn dùng giấy decal có màu giống thùng carton thì nên chọn giấy decal da bò, có mặt sần sùi, đây là loại giấy in tem nhãn mã vạch dùng để chữa cháy khi thông tin in trên thùng carton của bạn bị sai lệch.
Cũng thuộc dạng có bề mặt sần sùi với tên gọi là giấy in tem mã vạch mặt nhám, giấy decal mặt nhám thì giá thành rẻ hơn nhưng chất lượng bản in ra không được sắc nét do bề mặt có độ nhám.
Nếu như sản phẩm cao cấp thì bạn nên dùng giấy decal nhựa, hay còn gọi là giấy decal sữa, loại này dẻo dai, không thấm nước, không tan trong nước, chống ma sát siêu tốt. Trong một môi trường đầy bụi bẩn tạp chất, cát bụi thì nên chọn giấy in tem mã vạch, giấy in mã vạch với chất liệu keo siêu dính.
2, Môi trường sử dụng và bảo quản.
Trường hợp thứ nhất, nếu như bạn là người không coi trọng chất liệu giấy in tem nhãn, bạn muốn dán lên sản phẩm với thời gian bảo quản lâu trong môi trường nhiệt độ bình thường thì nên dùng giấy in tem mã vạch bình thường như giấy AW0339, AW0331, nếu công ty chúng ta khá giả muốn sài giấy tốt hơn chút nữa thì dùng giấy in tem mã vạch bán cảm nhiệt, đây là loại giấy có tráng sẵn một lớp mực bên trong, khi in chung với ribbon mực in mã vạch, nhiệt truyền qua làm cho bản in sắc nét, thời gian bảo quản kéo dài.
3, Sử dụng in trên dòng máy in tem mã vạch nào.
Có rất nhiều dòng máy in tem mã vạch, nào là máy in tem mã vạch để bàn (Desktop), máy in tem mã vạch công nghiệp, máy in tem mã vạch di động do đó bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn giấy in tem mã vạch, giấy in mã vạch cho phù hợp.
Dòng máy in tem mã vạch để bàn là dòng máy nhỏ gọn, rất nhẹ, trọng lượng dưới 10kg, với chiều rộng khổ giấy ngang 110mm nhưng chỉ in tối đa được 104mm, do chừa 02 bên biên 6mm. Chiều dài cuộn giấy in tem mã vạch tối đa là 50m do ngăn chứa giấy in mã vạch nhỏ, có thể dùng chiều dài lớn hơn nhưng phải làm thêm giá đỡ bên ngoài. Chiều rộng ribbon in mã vạch cũng 110mm, chiều dài 300m. Lõi giấy in tem mã vạch dùng cho các dòng máy này với đường kính là 25mm.

Liên hệ nhập sỉ lẻ sản phẩm

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THANH BÌNH

Địa chỉ: Biệt thự TT2 -5 , Khu Đô Thị Đại Kim , Quận Hoàng Mai , Hà Nội .

Điện thoại: 0243 552 8580.

Hotline: 0982.324.556 (Mr . Đăng )

Website: www.banvanphongpham.net  | www.banvanphongpham.net

Mail: vppthanhbinh8580@gmail.com

Nhận tư vấn


    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn