Điều cần biết về giấy in photo

Các loại giấy in là một phần quan trọng để tạo nên một sản phẩm in hoàn chỉnh, chất lượng tốt. Các yếu tố của chất liệu giấy ảnh hưởng đến việc in ấn có thể kể đến là độ dày mỏng, màu sắc, độ trắng mịn,… Mỗi chất liệu giấy khác nhau sẽ phù hợp với các sản phẩm khác nhau. Chính vì thế việc tìm hiểu rõ về chất liệu giấy sẽ góp phần tạo nên sản phẩm in hoàn chỉnh.

Điều cần biết về giấy in photo
Điều cần biết về giấy in photo

Giấy in là gì?

Giấy in được định nghĩa là loại giấy chuyên dụng cho các công việc in ấn bằng máy in đòi hỏi có độ bền cao, tuỳ vào mục đích sử dụng giấy được phân thành những loại giấy đa dạng khác nhau. Định lượng của giấy là g/m2 (cân nặng của 1 tờ giấy với diện tích là 1m2).

Trước khi giấy ra đời, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét hay dùng da để lưu trữ các văn kiện. Cho đến khi Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi và mãi đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong 1 cuộc tranh chấp biên giới. Vào thế kỷ  thứ 12 giấy được mang vào châu Âu qua các giao lưu văn hoá và phải đến năm 1879 thì chúng ta mới hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giấy để cho ra đời loại giấy hiện đại – tiền đề của giấy in hiện nay.

Phân loại giấy in cơ bản

Đối với máy in Laser

Giấy Fort- Có một loại giấy in được làm riêng cho máy in laser. Giấy fort được thực hiện để phù hợp với các tính năng của một máy in laser và giữ bột mực tốt hơn. Loại giấy này thường thấy trong văn phòng và được sử dụng để photocopy và in ấn. Nó chính là loại giấy phổ biến nhất.

Giấy trắng sáng – Loại giấy này là những gì chúng ta thường sử dụng khi in tài liệu. Nó có bề mặt nhẵn tạo ra kết quả tốt hơn cho việc in văn bản và hình ảnh đơn giản. Nó không được kết cấu và có thể được sử dụng để in hai mặt hoặc hai mặt.

Giấy In máy in laser
Giấy In máy in laser

Đối với máy in phun

  • Giấy mờ – Để sử dụng hàng ngày và thông thường, giấy in này hoạt động tốt với máy in phun. Bề mặt của nó là thấm và nhanh chóng khô cho mực.
  • Giấy bóng – Thường bị nhầm lẫn với giấy ảnh vì bề mặt bóng loáng của nó. Tốt cho sử dụng chung, tuy nhiên nó là dễ bị bẩn. Một giấy chất lượng cho ảnh nhưng phải mất một chút thời gian để làm khô mực khi in.
  • Giấy ảnh – Đặc biệt để in ảnh. Giấy in này có bề mặt bóng tương tự tạo nên những bức tranh màu rực rỡ. Sự khác biệt duy nhất là nó nhanh chóng khô và có nhiều kích cỡ giấy, lớp phủ và trọng lượng khác nhau.
  • Giấy in card – Một loại giấy thường được sử dụng. Nó là tốt nhất cho các loại in ấn dày như namecard. Thiệp chúc mừng, thiệp cưới, bảng chỉ dẫn. Album ảnh và danh thiếp chỉ là một vài trong số nhiều công dụng của nó.

Giấy mỹ thuật

Các loại giấy mỹ thuật thường sẽ cao cấp và sang trọng hơn hẵn các loại giấy in phổ biến thông thường.

Tại in ấn Ưu Việt luôn có sẵn nhiều loại giấy gân, giấy vân caro, giấy mỹ thuật …

Các loại giấy in phổ biến hiện nay

Những loại giấy in sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau và mục đích sử dụng cho công việc.

Dưới đây là những loại giấy phổ biến:

  • Giấy Ford (giấy văn phòng)
  • Giấy Couche
  • Giấy Bristol
  • Giấy Ivory
  • Giấy Kraft
  • Giấy Decal
  • Giấy Mỹ thuật
  • Giấy Duplex

Khổ giấy chuẩn là gì?

Là khổ giấy mà nhà in hay sử dụng, có một số giấy sẽ khá phổ biến, có một số loại được nhập cho một nhóm sản phẩm nào đó, có một số loại giấy được những đơn vị giấy nhỏ sẽ cắt để dành riêng cho 1 nhóm sản phẩm nào đó, và tránh va chạm với những đơn vị giấy lớn.

Khổ giấy chuẩn là gì?
Khổ giấy chuẩn là gì?

Khổ chuẩn luôn có sẽ gồm: 79 x 109 cm và 86 x 65 cm

Khổ chuẩn có thể cắt từ khổ lớn ra các khổ nhỏ gồm:

79 x 109 cắt được các khổ 86 x 65 Cắt được các khổ Ngoài ra còn có các khổ khác như
  • 79 x 54.5 cm – Cắt 2
  • 54.5 x 39.5 cm – Cắt 4
  • 72 x 52 cm – Cắt 2
  • 36.3 x 79 cm – Cắt 3
  • 48 x 31 cm – Cắt 5
  • 54.5 x 26.3 cm – Cắt 6
  • 36.3 x 26.3 cm – Cắt 9
  • 65 x 43 cm – Cắt 2
  • 32.5 x 43 cm – Cắt 4
  • 32.5 x 21.5 cm – Cắt 6
  • 28.5 x 65 – Cắt 3
  • 60 x 84 cm.
  • 72 x 102 cm.
  • 84 x 50 cm.
  • 102 x 76 cm.
  • 88 x 65 cm.
  • 83 x 83 cm.
  • 63 x 63 cm.
  • 79 x 53 cm.
  • 95 x 59 cm.
  • 65 x 62 cm.
  • 96 x 65 cm.
  • 81 x 61.5 cm.
  • 91 x 70.2 cm.
  • 86 x 62 cm.
  • 90 x 61 cm.

** Lưu ý: các khổ lỡ này, rất ít đơn vị có sẵn, thường là giấy này được mua cho một số đơn vị nào đó, và nhập dư nên sẽ bán ra ngoài. Hoặc được sử dụng cho một loại sản phẩm nào đó.

Nhận tư vấn


    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn